Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng.
Hình ảnh những chiếc lá thu “xào xạc” trên con đường làng quê ta ngày xưa đã đi vào ký ức. Gió bụi thời gian đã cuốn chúng theo đến tận miền biên viễn. Mấy hôm nay, cứ mỗi sớm ra đường, nhìn cái màu vàng đỏ lòe lẹt từ các cửa hiệu bán bánh trung thu, tôi bồi hồi nhớ lại những mùa thu cũ. Mùa thu của tết trông trăng, mùa thu có chị Hằng, mùa thu có ánh “trăng vàng thổn thức”.
Mùa thu là sự giao ban của đất trời. Một chút nắng nhẹ nhàng thay thế cái tiết trời oi ả. Một thoáng đượm buồn nhìn chiếc lá rơi ta cảm nhận sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên chung cái quy luật của tạo hóa: sinh, lão, bệnh, tử. Nhưng, mùa thu không phải là mùa của sự sa ngã, hủy diệt; bước chuyển mình mát mẻ của thiên nhiên biết đâu là cơ hội làm xao động lòng người với những nghĩ suy tích cực về lẽ sống, về cuộc đời, để có một sự khởi đầu mới vươn đến khung trời: chân, thiện, mỹ.
Tết trung thu em rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Ôi! Đâu còn nữa!Đã lâu lắm rồi,từng mùa thu đi qua đời tôi một cách dửng dưng và trách móc.Tuổi thơ của chúng tôi trong thời buổi chiến tranh vội vàng qua mau để giú ép những măng non năm nào trở thành người lớn một cách bất đắc dĩ.Tôi vẫn còn nhớ như in những cái tết trung thu mà lũ trẻ chúng tôi đếm từng ngày để được nhà trường(tiểu học cộng đồng Tư Duy)phát bánh kẹo.Những chiếc bánh nhỏ nhắn(không lớn và đắt tiền như bánh trung thu bây giờ)nhưng mang theo nhiều thông điệp:sự quan tâm của người lớn đến với chúng tôi rất nhiều.Cứ mỗi rằm tháng tám,chúng tôi mang những chiếc lồng đèn tự làm của mình đến trường cho cô giáo chấm,rồi được ăn bánh trung thu cũng như vui hát mãi đến tối mới về thì chiếc lồng đèn cũng rách te tua theo mùa trung thu ra đi,để lại trong lòng trẻ chúng tôi những cảm xúc buồn vui khó tả.
Tết trung thu ở quê mình hồi đó sặc mùi bom đạn nhưng cũng thắm đượm niềm vui ,cái niềm vui tuy gắng gượng nhưng vô tư, thực tình của người làng quê sau mùa gặt lúa hè.Dưới ánh trăng thanh,có nhịp chày giã cốm,có tiếng nô đùa của con trẻ và còn lại là những lời hàn huyên,tâm sự của các mẹ,các chị khi chồng vắng nhà.Ánh trăng về với làng quê thôn dã( không có điện) như một sự ban phát của thiên nhiên,như một lời ru hiền hòa của tạo hóa.
Hơn ba mươi mùa trung thu,gần nửa quãng đời người phải nặng gánh lo toan ,có lúc chưa được cho mình phải ra sức cưu mang….Trong tôi giờ như đã chai sạn.Hơn mười tuổi đầu,vừa đi học tôi phải vừa là lao động chính.Nghèo đói và gian khổ không đồng hành với sự xa xỉ như vui tết trung thu.Những mùa thu tiếp nối những mùa thu,rồi lòng người cũng man mác như thu.
Ngày xưa vua Đường Minh Hoàng nhân tết trung thu mà thiên du nguyệt điện,say khúc Nghê Thường.Bởi vì vua nên được như vua.Còn ta đâu phải là vua…
Ánh trăng thanh của mùa trung thu vằng vặc,huyền ảo,như cái nỗi lòng của tiếng thu,của tiếng buồn mênh mông ,xa vắng.Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã viết:
Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Chỉ còn một nửa trăng thôi vì lòng người đã vội quên trăng,vì loài người đã vội bỏ trăng.Trăng sẽ hờn,sẽ tủi,nhưng xin trăng đừng ngoảnh mặt,trăng hãy cứu loài người:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nữa rồi
Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhấc lên chơi(Tản Đà)
Phạm đăng Quỳnh(viết nhân mùa trung thu 2010)
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng.
Hình ảnh những chiếc lá thu “xào xạc” trên con đường làng quê ta ngày xưa đã đi vào ký ức. Gió bụi thời gian đã cuốn chúng theo đến tận miền biên viễn. Mấy hôm nay, cứ mỗi sớm ra đường, nhìn cái màu vàng đỏ lòe lẹt từ các cửa hiệu bán bánh trung thu, tôi bồi hồi nhớ lại những mùa thu cũ. Mùa thu của tết trông trăng, mùa thu có chị Hằng, mùa thu có ánh “trăng vàng thổn thức”.
Mùa thu là sự giao ban của đất trời. Một chút nắng nhẹ nhàng thay thế cái tiết trời oi ả. Một thoáng đượm buồn nhìn chiếc lá rơi ta cảm nhận sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên chung cái quy luật của tạo hóa: sinh, lão, bệnh, tử. Nhưng, mùa thu không phải là mùa của sự sa ngã, hủy diệt; bước chuyển mình mát mẻ của thiên nhiên biết đâu là cơ hội làm xao động lòng người với những nghĩ suy tích cực về lẽ sống, về cuộc đời, để có một sự khởi đầu mới vươn đến khung trời: chân, thiện, mỹ.
Tết trung thu em rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Ôi! Đâu còn nữa!Đã lâu lắm rồi,từng mùa thu đi qua đời tôi một cách dửng dưng và trách móc.Tuổi thơ của chúng tôi trong thời buổi chiến tranh vội vàng qua mau để giú ép những măng non năm nào trở thành người lớn một cách bất đắc dĩ.Tôi vẫn còn nhớ như in những cái tết trung thu mà lũ trẻ chúng tôi đếm từng ngày để được nhà trường(tiểu học cộng đồng Tư Duy)phát bánh kẹo.Những chiếc bánh nhỏ nhắn(không lớn và đắt tiền như bánh trung thu bây giờ)nhưng mang theo nhiều thông điệp:sự quan tâm của người lớn đến với chúng tôi rất nhiều.Cứ mỗi rằm tháng tám,chúng tôi mang những chiếc lồng đèn tự làm của mình đến trường cho cô giáo chấm,rồi được ăn bánh trung thu cũng như vui hát mãi đến tối mới về thì chiếc lồng đèn cũng rách te tua theo mùa trung thu ra đi,để lại trong lòng trẻ chúng tôi những cảm xúc buồn vui khó tả.
Tết trung thu ở quê mình hồi đó sặc mùi bom đạn nhưng cũng thắm đượm niềm vui ,cái niềm vui tuy gắng gượng nhưng vô tư, thực tình của người làng quê sau mùa gặt lúa hè.Dưới ánh trăng thanh,có nhịp chày giã cốm,có tiếng nô đùa của con trẻ và còn lại là những lời hàn huyên,tâm sự của các mẹ,các chị khi chồng vắng nhà.Ánh trăng về với làng quê thôn dã( không có điện) như một sự ban phát của thiên nhiên,như một lời ru hiền hòa của tạo hóa.
Hơn ba mươi mùa trung thu,gần nửa quãng đời người phải nặng gánh lo toan ,có lúc chưa được cho mình phải ra sức cưu mang….Trong tôi giờ như đã chai sạn.Hơn mười tuổi đầu,vừa đi học tôi phải vừa là lao động chính.Nghèo đói và gian khổ không đồng hành với sự xa xỉ như vui tết trung thu.Những mùa thu tiếp nối những mùa thu,rồi lòng người cũng man mác như thu.
Ngày xưa vua Đường Minh Hoàng nhân tết trung thu mà thiên du nguyệt điện,say khúc Nghê Thường.Bởi vì vua nên được như vua.Còn ta đâu phải là vua…
Ánh trăng thanh của mùa trung thu vằng vặc,huyền ảo,như cái nỗi lòng của tiếng thu,của tiếng buồn mênh mông ,xa vắng.Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã viết:
Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Chỉ còn một nửa trăng thôi vì lòng người đã vội quên trăng,vì loài người đã vội bỏ trăng.Trăng sẽ hờn,sẽ tủi,nhưng xin trăng đừng ngoảnh mặt,trăng hãy cứu loài người:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nữa rồi
Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhấc lên chơi(Tản Đà)
Phạm đăng Quỳnh(viết nhân mùa trung thu 2010)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét